Thi Công Cột: Quy Trình Và Cách Xử Lý Sự Cố Đúng Chuẩn

Cột tròn được coi là chi tiết quan trọng hơn. Vậy quy trình thi công cột như thế nào để đặt chuẩn. Vậy trụ được cấu tạo như thế nào, hãy tìm hiểu trong bài viết tiếp theo của Xây dựng Bảo Tâm nhé!

1. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thi công cột

1.1 Công tác chuẩn bị

Bản vẽ thi công có chữ ký được phê duyệt, bản vẽ “đề tay” thép để xác định:

  • Chiều dài thép, số lượng thép, chủng loại thép theo thiết kế và báo giá.
  • Gia công thép theo bản vẽ shop được duyệt.
  • Chuẩn bị giàn giáo, cốt pha, máy móc thiết bị ( máy cắt, máy uốn, đầm dùi, xe rùa…)
  • Vật tư cát, đá, xi măng, máy trộn bê tông 1 bao ( nếu trộn bằng máy )
  • Đơn vị cung cấp bê tông thương phẩm ( nếu dùng bê tông trộn sẵn)
  • Tập kết vật tư ra vị trí thi công cột
  • Xác định tim trục cột

Tiến hành:

  • Chuẩn bị bản vẽ thi công để xác định tim,trục, vị trí, kích thước của cột, thước đo, bút xóa, dụng cụ bật mực…
  • Dùng máy toàn đạc để định vị vị trí, hình dạng của cột, các mốc đặt ván khuôn.
  • Dùng bút xóa đánh dấu và bật mực vị trí cột, Nếu cốt thép nằm sai vị trí cho thì phải nhấn thép sao cho thép nằm trong vị trí cột cách mực định vị 25mm. ( 25mm là lớp bê tông bảo vệ cốt thép). Nhấn thép theo tiêu chuẩn xem thêm phần ghi chú chung ở bản vẽ kết cấu. Nếu cốt thép lệch ra khỏi vị trí cho phép thì phải cắt thép khoan cấy lại ( khoan cấy bằng sika dur 731 hoặc ramset).

Vệ sinh cốt thép chân cột nếu dính bùn đất, bê tông cũ. ( Dùng búa gõ cốt thép, dùng bàn chải sắt để vệ sinh cốt thép).

Tạo nhám chân cột và vệ sinh sạch sẽ. ( Dùng máy đục bê tông tỉ 1 lớp bê tông cũ khoảng 10mm ) ( máy đục bê tông tạo nhám tham khảo thông số máy đục Anh Lộc bổ sung). (Công tác vệ sinh chân cột mình dung máy xịt áp lực để xịt rửa) bổ sung hình ảnh.

  • Ghi chú: Mực gửi ngoài trục chính còn thêm trục gửi đê kiểm tra nghiệm thu sau khi hoàn thành lắp dựng cốt pha. ( Mực gửi cách mực trục chính <1000mm).
  • Bật mực chân cột kéo dài thêm từ 200 – 500mm . Đối với vị trí không búng mực được thì có biện pháp căng dây theo tim trục để kiểm tra.
Thi Công Cột Quy Trình Và Cách Xử Lý Sự Cố Đúng Chuẩn
Biện pháp thi công cột

1.2 Lắp dựng cốt thép

– Sử dụng bản vẽ thi công để kiểm tra xác định vật tư thép, chủng loại, mác thép.( Kiểm tra lại cốt thép tránh bị nhầm lẫn) ( Gia công cốt thép có hình ảnh, cách thức gia công các loại thép)

– Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.

– Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.

– Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. Thép >=D18 phải nhấn cổ chai ( Ngay vị trí nối thép)

– Tiến hành lắp đặt cốt thép:
  • Lắp đặt giàn giáo ngay vị trí cột, vị trí giàn giáo phù hợp với chiều cao cột. Nếu thi công trên cao phải đeo dây an toàn.
  • Ta tiến hành đưa thanh thép đã gia công sẵn vào đúng vị trí chiều dài nối theo bản vẽ thiết kế . Đồng thời buộc vị trí nối bằng các dây thép mềm d = 1mm ( kẽm). Phải buộc ít nhất 3 vị trí (hai đầu và ở giữa) đối với một mối nối.
  • Nối cốt thép theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cốt thép. Chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gân .
  • Ta dùng thước đo và đánh dấu khoảng cách đai trên cây thép cột theo đúng khoảng cách mà thể hiện trong bản vẽ đã được phê duyệt. Sau đó, đếm đủ số lượng đai được gia công sẵn và tiến hành đưa đai vào trong cột. Lưu ý đai cột phải được đảo chiều nối mối trước khi đưa vào cột.
  • Trước khi buộc đai ta cố định 1 đai định hình trên đỉnh để định vị những cây thép nằm đúng vị trí. Sau đó, tiến hành buộc những đai còn lại, ta buộc từ dưới lên trên.

– Trong quá trình buộc đai ta dùng chống tăng, cáp giữ cho thẳng tránh cột bị nghiên ngả. Sau đó sẽ buộc con kê, con kê có chiều dày 25mm @1000-1500mm. Và mời giám sát nghiệm thu cốt thép cột.

– Khi đặt bu lông cột không hàn lên thép chủ cột.

– Tránh cắt đai cột khi đặt bu lông.

– Nếu có thép đà thì phải đặt chờ.

Xem thêm: Biện Pháp Thi Công Một Số Loại Sàn Đặc Trưng

2. Quá trình thi công cột đúng chuẩn

2.1 Lắp dựng ván khuôn cột

Chia làm 3 loại: Cột diện tích <=300mm, Cột tiết diện 400-550mm, Cột tiết diện >550mm.

2.1.1 Cột bê tông có tiết diện <300x300mm

Công tác chuẩn bị:
  • Ván khuôn, xà gồ, máy cắt, búa, đinh, dây dọi…
  • Ván khuôn được gia công thành từng mảng ( 2 tấm bằng kích thước cột, 2 tấm lớn hơn bằng kích thước cột + 2 thành cốt pha và xà gồ thành)

– Ta đóng 4 miếng bổ xung quanh chân cột cách mép mực cột 18mm (18mm là kích thước chiều dày ván khuôn) để định vị ván khuôn chân cột không bị lệch so với mực đã định vị.

– Lắp dựng giàn giáo phù hợp với chiều cao cột để thi công ván khuôn.

– Tiến hành dựng ván khuôn đã được gia công sẵn phù hợp với kích thước cột. Chiều cao cột >=4m thì phải để lỗ mở để dùi ( kích thước lỗ mở 200x300mm chiều cao mở lỗ cách chân cột 2000mm, Nếu đổ bê tông tay ta đổ bê tông theo lỗ mở, còn nếu dùng bê tông bơm ta bơm từ trên đỉnh xuống) và có mở lỗ chân cột để vệ sinh cột trước khi đổ bê tông.

– Dựng lần lượt các mảng ván khuôn phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi dùng máy hàn chấm liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.

– Mỗi mặt ván khuôn ta đóng kẹp 2 cây xà gồ 50x50x1.2mm 2 bên góc, và dùng ti gông để cố định ván khuôn, dùng 2 ti gông 2 mặt khoảng cách ti gông đầu tiên cách chân cột @150mm, những ti gông tiếp theo @500-600mm. Sau đó dùng chống tăng chống để đỡ tránh cột bị nghiêng ngả.

– Sau khi dựng cốt pha xong ta tiến hành căn chỉnh độ đứng của cột bằng cách tăng hay giảm kích chống tăng .

– Để căn chỉnh độ thẳng đứng của cột ta dùng thước và dây dọi để căn chỉnh và kiểm tra, dây dọi được đặt cả 2 phía mặt cột. Sau khi cột đã được chỉnh độ thẳng thì mời giám sát nghiệm thu. ( Lưu ý dây dọi không được gỡ bỏ để đổ bê tông xong còn kiểm tra lại 1 lần nữa)

2.1.2 Cột kích thước tiết diện 400-550mm

Công tác chuẩn bị:
  • Ván khuôn, xà gồ, máy cắt, búa, đinh, dây dọi…
  • Ván khuôn được gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

– Ta đóng 4 miếng bổ xung quanh chân cột cách mép mực cột 18mm (18mm là kích thước ván khuôn) để định vị ván khuôn chân cột không bị lệch so với mực đã định vị.

– Lắp dựng giàn giáo phù hợp để thi công ván khuôn cột. Tiến hành dựng ván khuôn đã được gia công sẵn, phù hợp với kích thước cột. Chiều cao cột >=4m thì phải để lỗ mở để dùi ( kích thước lỗ mở 100x200mm) và có mở lỗ chân cột để vệ sinh cột trước khi đổ bê tông.

– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi dùng máy hàn chấm liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt. (Ti gen 16d + bắt chuồn)

– Cột có tiết diện 400-550mm gia công kẹp 2 cây xà gồ 50x50x1.2mm 2 bên và 1 cây ở giữa. ( Nếu dung ván cũ thì ta phải gia cố thêm 2 cây ở giữa)

– Dùng 2 ti gông 2 mặt khoảng cách ti đầu tiên cách chân cột @200mm, những ti gông tiếp từ chân cột đến 2500mm @400-500mm, Từ 2500mm trở lên @700mm. Và dùng chống tăng chống để đỡ tránh cột bị nghiêng ngả. Nếu cột có tiết diện 550mm chiều cao >4000m thì ta xuyên ti cột khoảng cách từ chân đến 2500mmn chia làm 3 đoạn ( ti xuyên dùng sắt d8).

– Sau khi dựng cốt pha xong ta tiến hành căn chỉnh độ đứng của cột .

– Ta dùng máy hàn hàn chấm cố định 2 cây xà gồ 2 góc @500mm

– Để căn chỉnh độ thẳng đứng của cột ta dùng thước và dây dọi để căn chỉnh và kiểm tra, dây dọi được đặt cả 2 phía mặt cột. Sau khi cột đã được chỉnh độ thẳng thì mời giám sát nghiệm thu. ( Lưu ý dây dọi không được gỡ bỏ để đổ bê tông xong còn kiểm tra lại 1 lần nữa)

2.1.3 Cột kích thước tiết diện >550mm

Công tác chuẩn bị:
  • Ván khuôn, xà gồ, máy cắt, búa, đinh, dây dọi…
  • Ván khuôn được gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

– Lắp dựng giàn giáo phù hợp để thi công ván khuôn cột. Tiến hành dựng ván khuôn đã được gia công sẵn, phù hợp với kích thước cột. Chiều cao cột >=4m thì phải để lỗ mở để dùi ( kích thước lỗ mở 200x300mm) và có mở lỗ chân cột để vệ sinh cột trước khi đổ bê tông.

– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi dung máy hàn chấm liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.

– Cột có tiết diện >550mm gia công kẹp 2 cây xà gồ 50x50x1.2mm 2 bên và thêm những cây xà gồ ở giữa khoảng cách xà gồ đứng ở giữa @200.

– Nếu cột =800mm ta phải dùng ti chuồn xuyên cột. Chú ý: Ti ren được bọc ống nhựa tháo được cốt pha khoảng cách xuyên ti bằng với ti gông.

– Dùng 2 ti gông 2 mặt khoảng cách ti đầu tiên cách chân cột @200mm, những ti còn lại @400mm. Sau đó dùng chống tăng chống để đỡ tránh cột bị nghiêng ngả.

– Ở mỗi góc ta dùng máy hàn hàn khóa cố định 2 cây xà gồ @500mm

– Để căn chỉnh độ thẳng đứng của cột ta dùng thước và dây dọi để căn chỉnh và kiểm tra, dây dọi được đặt cả 2 phía mặt cột ( 1 mặt ta để 2 dây dọi). Sau khi cột đã được chỉnh độ thẳng thì mời giám sát nghiệm thu.

– Kiểm tra lại các chống tăng, kiểm tra ván khuôn so với mực trục.

2.1.4 Thi công cột tròn

Công tác chuẩn bị:

Thi công cột tròn đơn vị thi công sẽ đặt trước ở xưởng sản xuất lắp ghép sẵn theo kích thước. Bởi vì việc ghép cốp pha tròn rất khó. ( Cốt pha định hình, panel )

Cấu tạo cốt pha cột tròn:
  • Mặt tole: dày từ 2mm
  • Khung xương: dùng V4 với độ dày 4mm
  • Thanh giằng :sử dụng V5 độ dày 4mm
  • Bu lông: để khóa chặt các liên kết.

– Sau khi đã định vị vị trí cột, xác định tim cột, trục cột ta tiến hành đưa tấm cốt pha vào đúng vị trí mực cột. Thông thường cốt pha cột tròn xưởng sẽ gia công thành 2 tấm úp vào nhau, chiều cao 1m.

– Sau khi đưa 2 tấm cốt pha vào ta liên kết 2 tấm bằng bu lông liên kết.

– Tiến hành lắp những tấm tiếp theo cũng liên kết các tấm bằng lu long liên kết.

– Sau khi lắp hoàn thiện những tấm cốt pha, ta dùng chống tăng chống đỡ cột và tiến hành căn chỉnh bằng dây dọi.

– Trước khi lắp dựng cốt pha cột tròn ta phải vệ sinh sạch sẽ chân cột. Vì cốt pha sắt không mở được lỗ chân.

Ưu nhược điểm cốt pha định hình:
  • Ưu điểm: Không phải gia công cốt pha, có thể sử dụng nhiều lần.
  • Nhược điểm: Thi công cột khó khăn vì vật liệu nặng, mặt hoàn thiện của cấu kiện không đẹp như cốt pha phủ phim, hao hụt bu long liên kết.
  • Cốt pha sắt trước khi lắp dựng ta quét 1 lớp nhớt. Có tác dụng ván khuôn và bê tông không bị dính, nhớt sử dụng nhớt thải để giảm giá thành.
  • Nếu trường hợp công trình có 1-2 cấu kiện buộc phải đổ tròn ta tiến hành đặt gia công theo mẫu.

Xem thêm: Thi Công Lớp Đá Cấp Phối Cho Nền Xưởng, Mặt Đường

1.4 Đổ bê tông cột

– Trước khi đổ bê tông ta dùng máy xịt áp lực để rửa sạch toàn bộ bụi bẩn bên trong cột, chất bẩn sẽ chảy ra lỗ mở dưới chân cột, sau khi rửa xong ra dùng ván để vá lại lỗ mở.

– Ta tưới 1 lớp sika latex + xi măng theo tỉ lệ trộn: 1 lít Latex + 1 lít nước + 4 Kg xi măng = hồ dầu kết nối. để liên kết phần bê tông mới. (Để tránh đổ bê tông bị rỗ chân ta đổ thêm 1lớp vữa mác cao ( tỉ lệ 1:1) chiều dày lớp từ 50mm – 70mm vào chân cột).

– Ta đổ bê tông theo từng lớp mỗi lớp từ 300-500mm rồi tiến hành dùng dùi để rùi, thời gian dùi 15-20 giây, ( dùng dây dùi trên 3m). Bên ngoài ta kết hợp dùng búa gõ, chiều cao bê tông rơi không quá 2m tránh bê tông bị phân tầng. Sau khi đổ xong ta kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột bằng dây dọi đã buộc lúc đầu. ( Lưu ý: khi dùi không được dùi quá sâu tránh dùi vào lớp đã dùi trước đó).

– Sau khi đổ bê tông xong được 24 giờ ta tiến hành tháo dỡ cốt pha.

– Sau khi đổ bê tông xong ta vệ sinh thép chờ cột ( dùng giẻ để lau), dùng vòi nước để vệ sinh cốt pha bê ngoài.

– Khi tháo dỡ tránh làm sứ mẻ cạnh cột. Bảo dưỡng bê tông bằng bao bố hoặc nilong tưới nước. Thời gian bảo dưỡng bê tông liên tục trong 3 ngày đầu.

Thi Công Cột Quy Trình Và Cách Xử Lý Sự Cố Đúng Chuẩn
Quá trình thi công cột đúng chuẩn

3. Sự cố xảy ra khi đổ bê tông cột

Bung cốt pha góc khi đổ bê tông:

– Tạm ngưng đổ bê tông chống chổi , gia cố hàn lại khu vực bị bung.

– Nếu bị bung nặng không sử lý được tạm ngưng vị trí cột. Tháo cốt pha ra vệ sinh sạch sẽ, ghép ván khuôn đổ lại.

– Cột >500 mm khi đổ bê tông được 1000mm-1500mm phải kiểm tra phương thẳng đứng.

– Khi đang đổ bê tông gặp hiện tượng xì nước trong ván khuôn. Sử dụng giấy thấm nước bịt lại khu vực bị xì nước.

– Cột bê tông bị phình:<=20mm dừng lại gia cố và tiếp tục đổ.

Một số lỗi khi thường gặp khi đổ cột bê tông:

– Cột bị rỗ nhẹ không ảnh hưởng đến kết cấu.

– Cột bị rỗ nặng ảnh hưởng kết cấu.

Thi Công Cột Quy Trình Và Cách Xử Lý Sự Cố Đúng Chuẩn
Sự cố xảy ra khi đổ bê tông cột

4. Cách xử lý một số lỗi thường gặp khác

Cách sử lý ta trộn nước +xi măng + bột trét ngoài ( hoặc xi măng trắng ) theo tỉ lệ phù hợp màu bê tông rồi trám lên và lấy xốp xoa nhẹ.

Ta đục tẩy hết chỗ rỗ vệ sinh sạch sẽ đóng ván khuôn và đổ sika grout.

Nếu tháo bê tông cột bị phình >20mm ta dùng máy cắt, đục phần bị phình ra rồi tô trám lại.

Cột bê tông khi đổ xong cho phép độ ngả ( 1000mm không quá 5mm, tổng chiều cao cột không quá 10mm).

Lưu ý: chọn cường độ bê tông đổ cột phụ thuộc vào cấu kiện dầm sàn.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về quy trình thi công xử lý cột đúng chuẩn. Xây dựng Bảo Tâm – BTACO cung cấp dịch vụ tư vấn các công trình xây dựng từ dân dụng đến doanh nghiệp.

Thi Công Cột Quy Trình Và Cách Xử Lý Sự Cố Đúng Chuẩn
Cách xử lý một số lỗi thường gặp khác

————————————————

Công ty TNHH Xây Dựng Bảo Tâm 

Bảo Đảm Chữ Tín – An Tâm Chất Lượng

Địa chỉ: Số 94, Đường số 14, Khu dân cư Long Thới- Nhơn Đức, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 14.5 Tòa nhà Golden King – Số 15 Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 6684 6633              HOTLINE: 0946 290 884 – 0947 290 884

Email: btaco.construction@gmail.com

Website: https://btaco.vn

Facebook: https://www.facebook.com/bdctatcl/

Phản hồi

Your email address will not be published. Required fields are marked *