Quy Trình Biện Pháp Thi Công Móng Đúng Chuẩn

Thi công móng là một giai đoạn vô cùng quan trọng vì nó đóng vai trò đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ công trình trong suốt nhiều năm sử dụng. Để hoàn thiện một công trình, cần phải trải qua rất nhiều quy trình và thủ tục. Các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho cả khả năng tài chính và thời gian họ có thể chi trả cho quá trình này. Vì vậy, nhà thầu xây dựng cần nắm rõ cả quy trình và các bước xây dựng công trình để có thể chủ động sắp xếp công việc song song.

Các Công Việc Cần Hoàn Thiện Khi Thi Công Móng

Xuyên suốt các giai đoạn khi nhà thấu tiến hành thi công bao gồm rất nhiều công việc cần thực hiện. Một trong số đó chính là các công việc cần hoàn thiện khi thi công móng. Quy trình làm móng nhà cần được thực hiện nghiêm ngặt. Tiến trình các bước thực hiện phải chặt chẽ và được giám sát kỹ càng đảm bảo tiến độ của công trình cũng như giúp nền tảng công trình vững bền và an toàn.

THI CÔNG VÁN KHUÔN MÓNG

Ván khuôn móng:

– Trắc đạt xác định vị trí móng, bật mực trên bê tông lót.  Bê tông móng phải tiến hành thi công theo quy trình chuẩn thi công nền bê tông cốt thép.

– Thi công ván khuôn móng, tùy theo kích thước móng mà có biện pháp thi công móng phù hợp

– Phương án và số lượng ty giằng ban chỉ huy tính toán tùy theo kích thước móng thực tế, thông qua với giám sát trước khi đưa vào thi công.

– Khoảng cách xà gồ 50×50 nẹp ngang @400, khoảng cách cây chống đứng @800

Một số điểm cần lưu ý:

  • Số lượng xà gồ nẹp dọc theo ván khuôn phải đầy đủ đi ít nhất 2 cây
  • Các kẽ hở phải được che kín, tránh mất nước và hao hụt bê tông
thi-cong-mong
Dự án thi công nhà máy của BTACO
thi-cong-mong
Dự án thi công nhà máy của BTACO
thi-cong-mong
Dự án thi công nhà máy của BTACO

Ván khuôn cổ cột:

– Khi thi công móng kiểm tra độ thẳng đứng theo cả 2 phương, trước và ngay sau khi vừa đổ bê tông, nếu có sai lệch cho chỉnh sửa lại.

– Kiểm tra tim trục vị trí đầu cổ cột sau khi vừa đổ bê tông

thi-cong-mong
Thi công ván khuôn móng
thi-cong-mong
Thi công ván khuôn móng
thi-cong-mong
Thi công ván khuôn móng

THI CÔNG CỐT THÉP MÓNG

Công tác chuẩn bị:

– Khi nhận vật tư kiểm tra số lượng (số cây từng loại), chủng loại (thép fi?, hãng nào), cường độ (CB?, SD?…) thép theo thiết kế và báo giá.

– Kiểm tra bản vẽ thiết kế, bản vẽ “đề tay” thép (shopdrawing)

– Gia công thép theo bản vẽ shop được duyệt

– Tập kết ra vị trí thi công

Quá trình thi công móng:

  • Căn chỉnh thép cổ cột thẳng theo cả 2 phương, kiểm tra bằng con rọi hoặc máy kinh vĩ. Công tác kiểm tra tim trục
  • Lớp bảo vệ bê tông làm đúng theo bản vẽ
  • Số lượng và quy cách con kê đủ và đúng @800– 1200mm
  • Ra đề tay thép cố gắng chẵn cây
  • Nghiêm cấm lấy gạch thay con kê bê tông
thi-cong-mong
Thi công cốt thép móng
thi-cong-mong
Thi công cốt thép móng
thi-cong-mong
Thi công cốt thép móng

THI CÔNG CỐT THÉP VÁN KHUÔN ĐÀ KIỀNG

Thi công đầm đất và bê tông lót:

Khi thi công dầm đất và bê tông lót cần tuân thủ một số yêu cầu. Khi tiến hành thi công, cần căng dây kiểm tra thẳng tuyến. Đồng thời, khi lót bê tông lót cần dư ra 5cm so với cấu kiện.

Thi công cốt thép đà kiềng:

  • Tại vị trí cổ cột, thép chủ đà kiềng nằm trong phạm vị của thép chủ cổ cột
  • Chiều dài neo thép, chiều dài thép tăng cường, mối nối thép tuân thủ theo tiêu chuẩn và thiết kế. Tăng cường tại gối L=1/4 nhịp, tăng cường tại nhịp L=2/3 nhịp.
  • Con kê bê tông đầy đủ và đúng kích thước lớp bảo vệ
  • Thép tăng cường tại vị trí giao dầm chính phụ (nếu có)
  • Kiểm tra thép chờ đúng và đủ (cấu kiện cầu thang, cột cấy…)

Thi công ván khuôn đà kiềng:

  • Tùy theo kích thước đà kiềng mà số lượng xà gồ nẹp dọc thay đổi (Chiều cao dầm < 600mm 2 cây, chiều cao dầm > 600mm 3 cây)
  • Công tác đầm đất cần làm kỹ, tránh sụt lún khi bê tông chưa ninh kết gây nứt đà.
  • Tại vị trí cửa ra vào hạ cao độ đà kiềng, sau thi công nền đổ bê tông trùm lên.
  • Đà kiềng khu vực có nhà vệ sinh, hạ cao độ theo cao độ sàn vệ sinh. 
  • Bể phốt khu vệ sinh cần làm trước khi thi công đà kiềng
  • Chú ý các cấu kiện chờ hoặc đi xuyên qua hoặc dưới đà kiềng.

Xem thêmBiện pháp thi công một số loại sàn đặc trưng.

thi-cong-mong
Thi công cốt thép ván khuôn
thi-cong-mong
Thi công cốt thép ván khuôn
thi-cong-mong
Thi công cốt thép ván khuôn

THI CÔNG LẤP ĐẤT MÓNG

Công tác chuẩn bị:

– Chuẩn bị bản vẽ thi công móng, xác định cao độ đất lấp của từng lớp (có thể vạch cao độ lên bằng sơn lên cấu kiện), xác định cao độ đất lấp hoàn thiện.

– Xác định hướng thi công móng và mặt bằng thi công lấp đất sao cho không ảnh hưởng tới việc thi công các công tác khác. Đối với cấu kiện lớn như bể nước ngầm, móng máy âm… khi thi công cần lượng đất lấp lớn, cần có đường vận chuyển đất từ nơi tập kết đất (đã nói trên phần đào) về nơi lấp.

– Lưu ý lựa chọn loại đất để lấp lại. Khi đào lên có thể có vị trí đất xấu (bùn, sét chảy, bãi rác cũ…) đất này sẽ tập kết loại bỏ không sử dụng, khi lấp đất dùng đất tốt hơn (tùy theo từng công trình có phương án thay đất).

– Thiết bị thi công: xe cuốc, máy đầm bàn, đầm cóc.

Quá trình thi công:

– Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay hệ số đầm chặt

– Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ sai lệch của độ ẩm của đất đắp nên dao động như sau: 10% đối với đất dính và 20% đối với đất không dính là tốt nhất cho thi công.

– Đối với từng loại đất khi chưa có số liệu thí nghiệm chính xác, muốn biết độ ẩm khống chế và khối lượng thể tích tương ứng có thể tham khảo bảng số liệu.

– Đối với công trình là cát san lấp, hoặc đất pha cát. Lấp đất theo từng lớp (0,3 – 0,5m) dùng gầu của máy đào để nhấn đầm đất, kết hợp với đầm cóc. Sử dụng phương án long nước rất hiệu quả đối với cát san lấp hoặc đất pha cát. (khi long nước sử dụng 1 ống thép dài ghim xuống tới đáy hố đào, đầu trên của ống thép gắn với nguồn nước. Khi thấy điểm long nước, nước dâng lên tới mặt thì di chuyển sang điểm khác). Đối với cấu kiện lớn như bể nước ngầm thì khi lấp xong 1 lớp. Sau đó sẽ tiến hành đầm lèn và long nước tuần tự hết 1 vòng mới tiến hành lấp lớp đất thứ 2.

– Đối với công trình là đất pha sét nặng hoặc đất sét, nên chia thành từng lớp <0,3m, dùng máy cuốc kết hợp đầm cóc đầm kỹ từng lớp. Loại đất này khi bơm quá nhiều nước sẽ tạo dẻo, khô lâu (khiến đất tại khu vực đó bị cao su). Nên lưu ý khi long nước, hoặc có phương án thay thế đất lấp nếu trên công trình có.

– Một số công trình giám sát yêu cầu kỹ phần đầm từng lớp. Khối lượng thi công móng lớn có thể sử dụng đầm rung lắp trên đầu máy đào.

– Trong quá trình lấp phát hiện đất bị cao su, móc lên thay đất khác, loại bỏ không sử dụng.

– Với các trường hợp nền yêu cầu cao về chất lượng đất hiện hữu không tốt. Có thể sử dụng cát san lấp để đảm bảo độ chặt cho nền hạ sau này.

Nếu quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề gì. Hãy liên hệ ngay với  xây dựng Bảo Tâm – BTACO tìm hiểu các biện pháp thi công móng đúng chuẩn, đảm bảo chất lượng dự án đạt chuẩn.

thi-cong-mong
Thi công lấp đất móng
thi-cong-mong
Thi công lấp đất móng

 

thi-cong-mong
Thi công lấp đất móng

———————————————–

Công ty TNHH Xây Dựng Bảo Tâm 

Bảo Đảm Chữ Tín – An Tâm Chất Lượng

Địa chỉ: Số 94, Đường số 14, Khu dân cư Long Thới- Nhơn Đức, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 14.5 Tòa nhà Golden King – Số 15 Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 6684 6633              HOTLINE: 0946 290 884 – 0947 290 884

Email: btaco.construction@gmail.com

Website: https://btaco.vn

Facebook: https://www.facebook.com/bdctatcl/

Phản hồi

Your email address will not be published. Required fields are marked *