Cập Nhật Quy Trình Thi Công – Quản Lý Chất Lượng 2022

Quy trình thi công – Quản lý chất lượng là một trong những vấn đề cần thiết, mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải thực hiện. Nhằm đảm bảo chất lượng công trình, giảm thiểu các rủi ro về sau. Trong bài viết dưới đây, BTACO sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết hơn nhé !  

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?

 Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý các chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng. Theo những quy định của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng và pháp luật, trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Quy trình thi công – Quản lý chất lượng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng BTACO
Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Văn bản quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng

Khi tìm hiểu các văn bản quy định quản lý chất lượng công trình cũng như là về Quy trình thi công – Quản lý chất lượng. Chúng ta có thể tham khảo các văn bản quy định sau đây:

– Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014

– Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 

– Thông tư của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016

– Thông tư Phân cấp công trình xây dựng số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016

– Nghị định của Chính phủ về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 

– Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016

– Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 

– Thông tư của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019

Văn bản quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng BTACO
Văn bản quy định về quản lý thi công nhà thép                         

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng

Quy trình thi công – Quản lý chất lượng phải được thực hiện từ công đoạn đầu tiên như chuẩn bị mua sắm, sản xuất cấu kiện và thiết bị được sử dụng cho tới công đoạn là thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu. Trình tự và trách nhiệm thực hiện được quy định nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng mới nhất:

 1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

– Đối với nhà cung ứng sản phẩm, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:

+ Tiến hành thí nghiệm kiểm tra chất lượng. Cung cấp cho bên mua sản phẩm xây dựng các thông tin có liên quan theo quy định của hợp đồng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật khác có liên quan;

+ Trước khi bàn giao cho bên giao thầu, căn cứ vào hợp đồng xây dựng. Thực hiện kiểm tra về chất lượng, số lượng và chủng loại của sản phẩm. 

+ Trao đổi với bên giao thầu những yêu cầu về vận chuyển, bảo quản và lưu giữ  sản phẩm xây dựng;

+ Sửa chữa và đổi lại sản phẩm không đúng yêu cầu về chất lượng theo bảng cam kết bảo hành và quy định trong hợp đồng xây dựng.

– Đối với nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:

+ Trình bên mua  (bên giao thầu) về quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo và quy trình thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế;

+ Tiến hành thực hiện theo quy trình đã được bên giao thầu đồng ý. Chủ động kiểm soát chất lượng, đồng thời phối hợp với bên giao thầu.

+ Trước khi bàn giao cho bên giao thầu, thực hiện kiểm tra và nghiệm thu;

+ Bàn giao lại cho bên giao thầu theo như thỏa thuận của hợp đồng;

+ Cung cấp cho bên giao thầu thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật 

– Đối với bên giao thầu:

+ Dựa trên hợp đồng với nhà thầu cung ứng; nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị.

+ Trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình. Thực hiện kiểm tra số lượng, chủng loại và các yêu cầu kỹ thuật; yêu cầu các bên cung ứng, sản xuất; chế tạo thực hiện trách nhiệm của mình.

+ Theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu, thực hiện kiểm soát chất lượng.

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng
Quản lý chất lượng nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị                    

2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Đối với Nhà thầu thi công công trình xây dựng:

– Quản lý mặt bằng xây dựng, thông báo cho chủ đầu tư và các bên có liên quan đến Quy trình thi công – Quản lý chất lượng

– Trình lên chủ đầu tư chấp thuận nội dung sau:

+ Kế hoạch tiến hành thí nghiệm và kiểm định chất lượng, các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ ;

+ Các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng, sản phẩm, vật liệu, thiết bị cấu kiện sử dụng cho công trình; bản thiết kế các biện pháp thi công.

+ Giai đoạn thi công xây dựng có kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu, hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

– Theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan, thực hiện bố trí nhân lực và thiết bị thi công 

– Quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị phục vụ cho công trình

– Thi công và tự kiểm soát chất lượng theo đúng hợp đồng, giấy phép xây dựng và thiết kế xây dựng công trình. Trong quá trình thi công nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng, phải thông báo cho chủ đầu tư.

– Nếu có sai sót về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng phải thực hiện xử lý, khắc phục 

– Lập nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công xây dựng công trình theo quy định.

– Yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu công việc giai đoạn hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

– Thông báo chủ đầu tư về tiến độ thực hiện, chất lượng thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.

– Sau khi công trình đã được thực hiện ở những yêu cầu trên, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác. Tiến hành hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường.

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng

Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công               

 3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:

Giám sát Quy trình thi công – Quản lý chất lượng xây dựng công trình gồm:

– Văn bản thông tin về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng. Giám sát thi công xây dựng công trình và cho các nhà thầu có liên quan biết, để phối hợp thực hiện theo quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.

– Kiểm tra các điều kiện trong sơ đồ quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tiến hành khởi công công trình xây dựng.

– So sánh năng lực của nhà thầu thi công so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. Nếu chưa phù hợp phải cân đối lại cho hợp lý nhất, để đảm bảo Quy trình thi công – Quản lý chất lượng đạt hiệu quả.

– Kiểm tra biện pháp quản lý chất lượng công trình, trong quá trình thi công xây dựng, với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;

– Cân nhắc và chấp thuận các vấn đề do nhà thầu trình lên và yêu cầu nhà thầu thi công, chỉnh sửa các nội dung chưa hợp lý.

– Kiểm tra, hối thúc các nhà thầu thi và các nhà thầu khác tiến hành công việc tại hiện trường. Đáp ứng theo yêu cầu về tiến độ thực hiện của công trình.

– Kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và về an toàn lao động. Nhằm đảm bảo an toàn đối với quy trình thi công-quản lý chất lượng.

– Khi phát hiện sai sót, chi tiết không hợp lý về thiết kế, đề nghị ngay chủ đầu tư điều chỉnh lại thiết kế:

+ Khi xét thấy quy trình thi công-quản lý chất lượng không đảm bảo yêu cầu, thi công không đảm bảo an toàn. Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những phát sinh này. 

+ Kiểm tra, tổ chức kiểm định và thực hiện nghiệm thu và nếu phát hiện sai sót ở  bản vẽ hoàn công, tiến hành khắc phục và xử lý sự cố.

– Lập báo cáo hoàn thành công trình xây dựng và hực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng.

 Một số dự án BTACO đã thực hiện
Giám sát thi công công trình xây dựng                            

 BTACO – Tổng thầu xây dựng an toàn và chất lượng

Xây dựng BTACO với hơn 7 năm trong lĩnh vực thi công, quản lý chất lượng công trình. Chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều dự án cho các doanh nghiệp, cũng như là trên các quy mô khác nhau với mức giá tốt cho khách hàng. Các quy trình thi công nhà xưởng của BTACO luôn được đảm bảo an toàn và chất lượng.

BTACO sẽ là lựa chọn tốt nhất trong tư vấn-thiết kế-thi công cho các công trình, nhà xưởng đáp ứng nhu cầu xây dựng cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ với BTACO qua số hotline 0946 290 884 – 0947 290 884, để được tư vấn thiết kế và có những giải đáp chi tiết công trình nhà xưởng công nghiệp nhé. 

—————-

Công ty TNHH Xây Dựng Bảo Tâm 

Bảo Đảm Chữ Tín – An Tâm Chất Lượng

Địa chỉ: Số 94, Đường số 14, Khu dân cư Long Thới- Nhơn Đức, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 14.5 Tòa nhà Golden King – Số 15 Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 6684 6633              HOTLINE: 0946 290 884 – 0947 290 884

Email: btaco.construction@gmail.com

Website: https://btaco.vn                      

Facebook: https://www.facebook.com/bdctatcl/

 

 

Phản hồi

Your email address will not be published. Required fields are marked *