Kỹ thuật lắp dựng nhà xưởng công nghiệp đúng kỹ thuật

Kỹ thuật lắp dựng nhà xưởng công nghiệp là cả một qui trình mà các chủ đầu tư nên nắm được để có thể dễ dàng quản lý, theo dõi các nhà thầu thi công nhà xưởng để bảo đảm các dự án thi công xây dựng diễn ra được hiệu quả, chất lượng và thành công hơn. Nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư chưa nắm được quy trình, kỹ thuật xây dựng nhà xưởng công nghiệp chuẩn xác, hãy cùng BTACO tìm hiểu chi tiết kỹ thuật xây dựng nhà xưởng công nghiệp đúng chuẩn ngay bài viết dưới đây nhé!

Mô hình nhà xưởng công nghiệp
Mô hình nhà xưởng công nghiệp

Tổng quan về thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng công nghiệp

Đầu tiên, hồ sơ kỹ thuật thi công là gì? Hồ sơ kĩ thuật thi công là tập hợp một số loại tài liệu thể hiện được tất cả thông số kỹ thuật, các vật liệu cần sử dụng và chi tiết cấu tạo của các hạng mục công trình. Những yếu tố kỹ thuật được áp dụng trong hồ sơ phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn được áp dụng, tuân thủ những điều kiện để triển khai thi công xây dựng các công trình.

Hồ sơ kĩ thuật thi công nhà xưởng
Hồ sơ kĩ thuật thi công nhà xưởng

Một bộ hồ sơ kỹ thuật thi công bao gồm có 3 phần chính: Hồ sơ phần kiến trúc (bao gồm hình ảnh phối cảnh 3D ngoại thất), hồ sơ kết cấu, hồ sơ phần M&E (điện nước, trang thiết bị công trình).

Các Loại Máy Móc Thiết Bị

Các loại máy móc thiết bị thông dụng thường được sử dụng trong lắp dựng thi công nhà xưởng công nghiệp bao gồm:

  • Máy nâng: dùng để di chuyển và đưa các cấu kiện chi tiết vào đúng vị trí lắp đặt trên độ cao vừa phải, có tính cơ động cao.
  • Máy cẩu trọng tải lớn: đưa các cấu kiện có trọng lượng lớn lên độ cao tầm trung.
  • Cần trục: đưa chi tiết trọng lượng nhỏ lên các độ cao lớn hơn.
  • Máy đào: dùng để đào hào, hố và nền móng, ngoài ra còn dùng để phá các toàn nhà, nâng vật liệu nặng.
  • Máy hoàn thiện: bao gồm các loại máy như máy phun sơn, máy mài, máy đánh bóng và vệ sinh. Nhóm máy để thực hiện các bước cuối cùng trước khi hoàn thiện công trình. 
  • Máy pha trộn vật liệu: Gồm có 2 loại chính là máy trộn bê tông và máy đầm dùi.
Máy móc thi công xây dựng
Máy móc thi công xây dựng

Chi tiết quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Để có được một công trình nhà xưởng công nghiệp đúng về cả mặt kỹ thuật, an toàn theo các quy định của nhà nước, doanh nghiệp cần đảm bảo nắm rõ từng bước quy trình thi công nhà xưởng chuẩn.

Thi công phần nền móng nhà xưởng

Thi công nền nhà xưởng là một phần rất quan trọng bởi vì nền móng nhà xưởng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến độ bền chắc của toàn bộ phần nhà xưởng. Thi công nền nhà xưởng cần đảm bảo đầy đủ các bước như sau:

  • San lấp đất nền: tùy theo tình trạng đất nền và bản vẽ kỹ thuật, nhà thầu sẽ cho san lấp nền sao cho phù hợp.
  • Định vị tim trục: công tác được thực hiện vì vị trí móng cột sẽ dựa theo cột này để thi công.
  • Đào móng hàng rào: các nhà xưởng đều có hàng rào rất dài, phần móng hàng rào phải được tính toán và thi công kiên cố.
  • Thi công móng và đà kiềng: dựa vào tim trục đã định vị ở bước trên, phần móng có thể là móng đơn hoặc móng cọc, vật liệu là bê tông cốt thép. Đồng thời ở bước này có tiến hành chôn các bu lông trong móng để bước sau có thể ghép với cột thép.
  • Lu lèn đất nền: nền đất sau khi tiến hành san lấp xong sẽ được lu lèn cho đúng độ chặt.
  • Lu nền đá: nền nhà xưởng đa số là bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt, chiều dày lớp đá được quy định trong bản thiết kế.
  • Thi công nền xưởng: dựng cốt thép và đổ bê tông cho nền. Sau khi đổ nền bê tông phải tiến hành các công tác bảo dưỡng theo đúng quy định, tránh làm nứt sàn và thâm dột trên sàn.

Xem thêm về công tác hoàn thiện mặt nền bê tông.

Thi công khung thép nhà xưởng

Thi công kết cấu thép nhà xưởng thường được tiến hành tại các nhà máy với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ sau đó mới được vận chuyển ra công trường. Tại công trường, chúng được lắp ghép với nhau tạo thành khung thép. Cách lắp ghép khung thép diễn ra như sau:

  • Lắp dựng khung thép: Các bộ phận khung thép được kết nối bằng bu lông. Dùng cần cẩu nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào đúng vị trí.
  • Lắp dựng xà gồ và cáp giằng: Lắp hệ giằng để đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ còn có tác dụng tăng cường tính ổn định cho khung thép và dùng để nâng đỡ tấm lợp.
Thi công khung thép nhà xưởng
Thi công khung thép nhà xưởng

Thi công tường bao che

Vỏ bao che cho nhà xưởng bao gồm tường gạch và mái che. Cần tiến hành xây tường, thi công mái che cho nhà xưởng theo đúng hồ sơ kỹ thuật trước đó. Các bước tiến hành gồm có: xây tường bao quanh, lợp mái tôn hoặc vật liệu theo đúng yêu cầu của thiết kế.

Thi công mái che nhà xưởng
Thi công mái che nhà xưởng

Thi công hạ tầng nhà xưởng

Hệ thống hạ tầng nhà xưởng phải bao gồm các hệ thống sau: cống thoát nước, đường giao thông… Những hạng mục hạ tầng có tác dụng bảo đảm vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ các hoạt động sản xuất tại nhà xưởng diễn ra thuận lợi.

Thi công hệ thống kỹ thuật

Tiếp theo, đơn vị xây dựng phải cho thi công thêm các hệ thống kỹ thuật cho nhà xưởng như: thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy, điện nước, xử lý rác thải,… Những hệ thống kỹ thuật này giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, trơn tru hơn.

Hoàn thiện

Đến bước này đội ngũ kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa các mối nối, buloong, ốc vít trong nhà xưởng. Khi mọi chi tiết đã được lắp đặt chính xác, đơn vị thi công sẽ tiến hành đưa các thiết bị, dây chuyền sản xuất vào đúng vị trí theo bản thiết kế nhà xưởng.

Bước hoàn thiện thi công nhà xưởng
Bước hoàn thiện thi công nhà xưởng

Vệ sinh đưa vào sử dụng

Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên trong quy trình thi công nhà xưởng, đội ngũ thi công sẽ bắt đầu vệ sinh toàn bộ khu nhà xưởng trước khi chính thức đưa vào vận hành và sử dụng. Sau khi đã đảm bảo mọi chi tiết được lắp đặt chính xác, đơn vị thi công nhà xưởng sẽ bàn giao lại cho chủ đầu tư. Chủ thầu còn phải thực hiện các công việc bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì cho độ bền của công trình nhà xưởng.

Thi công cảnh quan nhà xưởng

Cuối cùng, để đảm bảo được mặt cảnh quang cho nhà xưởng, chủ thầu cho tiến hành thực hiện các hoạt động như: kẻ vạch phân làn giao thông trong xưởng, đóng trần thạch cao nhà văn phòng, trồng cỏ, tạo mảng xanh xung quanh nhà xưởng, nâng cao tính thẩm mỹ của nhà xưởng.

Cảnh quang xung quanh nhà xưởng
Cảnh quang xung quanh nhà xưởng

Một số lưu ý về quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp

Trong quá trình từ thiết kế đến thi công nhà xưởng có một số lưu ý về các vấn đề liên quan đến Kỹ thuật lắp dựng nhà xưởng công nghiệp mà cả chủ thầu và chủ đầu tư thường gặp phải như sau:

Trước khi thi công

Các vật tư thi công như: xi măng, thép, bu long, kèo thép,… cần được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chất liệu, sự đồng bộ của chủng loại. Nên đối chiếu với hợp đồng mua bán để tránh sơ sót trong quá trình giao nhận hàng hóa.

Phải khảo sát địa hình trước khi bắt tay vào thiết kế, thi công nhà xưởng và quyết định biện pháp thi công. Nếu công trình nằm trên vùng đất cứng, sét cứng thì không cần phải gia cố thêm. Công trình nằm trên nền đất yếu, bùn sét thì việc gia cố thêm cho nền móng là rất cần thiết. 

Nền nhà xưởng thi công phải đúng chủng loại thép, khoảng cách thiết kế, độ dày nền. Chú ý các khe giãn nở nhiệt phải chính xác và đầy đủ. Sau đó  tiến hành xoa nền sau đó sơn lớp epoxy trên bề mặt bê tông để tăng thẩm mỹ, chống bụi lại vừa dễ lau chùi vệ sinh.

Trong quá trình thi công

Cột và dàn vì kèo thép đã được thiết kế tính toán, gia công chi tiết tại nhà máy theo hồ sơ thiết kế với sai lệch chi tiết đã tính đến đơn vị mm. Nên công tác định vị vị trí cột thép, độ thẳng đứng cột thép, dàn vì kèo thép là phải chính xác độ lệch trong giới hạn cho phép để tránh trường hợp không lắp khung thép vào được.

Khi thi công nhà xưởng cần chú ý lắp khoan giằng cứng ở hồi đầu tiên. Sau đó phải lắp đủ hệ thống cột, kèo, xà gồ, giằng mái… để đảm bảo an toàn, tiếp tục thi công công trình. Phần lắp đặt mái tôn, tôn bao xung quanh công trình yêu cầu tấm tôn đầu tiên phải được thi công cẩn thận, đảm bảo rằng tất cả điểm nối gối lên nhau của tấm tôn phải nằm trên một đường thẳng, vuông góc với thanh xà gồ.

Công tác an toàn phải được đưa lên hàng đầu. Công nhân cần được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn. Không nên thi công trong điều kiện thời tiết xảy ra gió bão bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng công nhân cũng như chất lượng công trình.

BTACO tổng thầu xây dựng chuyên nghiệp –tư Kỹ thuật lắp dựng nhà xưởng công nghiệp đúng kỹ thuật

Công ty TNHH Xây dựng Bảo Tâm luôn được khách hàng tin tưởng và đánh giá dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động thi công, thiết kế nhà xưởng công nghiệp. BTACO được công nhận về chất lượng công trình và các giải pháp công nghệ thông minh góp phần tối ưu hóa chi phí trong xây dựng và vận hành. 

Trong suốt thời gian qua, BTACO hân hạnh cùng đồng hành cùng các nhà đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà xưởng công nghiệp đạt chất lượng. BTACO tự hào là đơn vị thiết kế nhà xưởng riêng cho doanh nghiệp uy tín, chất lượng hàng đầu cùng với đội ngũ kỹ thuật trẻ, năng động, nhiệt huyết.

—————-

Công ty TNHH Xây Dựng Bảo Tâm 

Bảo Đảm Chữ Tín – An Tâm Chất Lượng

Địa chỉ: Số 94, Đường số 14, Khu dân cư Long Thới- Nhơn Đức, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 14.5 Tòa nhà Golden King – Số 15 Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 6684 6633              HOTLINE: 0946 290 884 – 0947 290 884

Email: btaco.construction@gmail.com

Website: https://btaco.vn                      

Facebook: https://www.facebook.com/bdctatcl/

 

Phản hồi

Your email address will not be published. Required fields are marked *