Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản trong thực trạng hiện nay có vai trò rất quan trọng và thiết thực, điều này giúp doanh nghiệp sản xuất, bảo quản tốt các mặt hàng thủy sản. Cũng như thúc đẩy các ngành sản xuất liên quan phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân. Vậy khi thiết kế nhà máy chế biến thủy sản có những quy định, lưu ý gì ? Hãy cùng BTACO giải đáp ngay dưới bài viết này nhé !
Chức năng của Nhà máy chế biến thủy sản là gì?
Nhà máy chế biến thủy sản là nơi diễn ra mọi hoạt động trong quá trình sản xuất, chế biến phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ trang bị thiết bị máy móc, cho tới ứng dụng vào các công đoạn vào sản xuất. Để các yếu tố này tiến hành thuận lợi, chúng ta cần có bản thiết kế nhà máy chi tiết, đáp ứng đủ các chức năng của nhà máy cũng như các tiêu chí trong thi công. Chỉ khi có phương án thiết kế hợp lý, doanh nghiệp mới phát huy được hết chức năng của nhà máy, đảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Những quy định chung khi thiết kế nhà máy chế biến thủy sản
Khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy sản, thì yếu tố cốt lõi cần quan tâm đó là việc thiết kế nhà máy. Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra thuận lợi khi đáp ứng những tiêu chuẩn thiết kế nhà máy chế biến thủy sản như sau:
Yêu cầu chung
- Phần tường nên thiết kế ngăn cách với khu vực ở ngoài.
- Đảm bảo cho việc vệ sinh, khử trùng dễ dàng để tránh tạo nên các tác nhân gây ô nhiễm, làm nơi trú ngụ các loại vi khuẩn gây hại.
- Dây chuyền sản xuất trong nhà máy phải phân chia một cách hợp lý. Các nguồn nguyên liệu, thành phẩm, vật liệu bao gói, phế thải nên được phân luồng riêng để tối ưu hết mức có thể.
- Về thiết kế nhà máy chế biến thủy sản phải tương thích với kích thước của phòng chế biến, để đảm bảo một số quy định trong sản xuất về công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phòng chế biến cần thiết phải ngăn cách với các phòng, khu vực khác.
Bên ngoài xưởng
Bên ngoài xưởng khi thiết kế nhà máy chế biến thủy sản cần và nên có các tiêu chuẩn:
- Dùng vật liệu cứng, bền để lát cho dải đất bao quanh bên ngoài nhà máy, rộng từ 1,2m và có.độ nghiêng cần thiết.
- Khu vực xung quanh cần có hệ thống thoát nước để phục vụ cho việc vệ sinh nhà máy
- Xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi cũng phải sử dụng vật liệu cứng, bền để lát hoặc trồng cây, phủ cỏ.
Nền
Trong thiết kế nhà máy chế biến thủy sản, nền nhà cần phải đáp ứng được các tiêu chí:
- Có bề mặt cứng, bền và chịu được tải trọng lớn.
- Không thấm nước, không trơn và đọng lại nước.
- Không có khe hở, vết nứt để thuận tiện cho việc vệ sinh nhà máy.
Thoát nước nền
Hệ thống thoát nước nền trong nhà máy chế biến thủy sản có những nguyên tắc:
- Nền nhà máy chế biến nên có độ dốc từ 1,48m và nền phải nhẵn, không đọng nước. Khu vực nước cần thiết phải thực hiện tiêu chí này.
- Hệ thống thoát nước nền phải có số lượng, kích thước, vị trí phù hợp.
Tường, trần
Những tiêu chí về tường, trần trong thiết kế nhà máy chế biến thủy sản đảm bảo độ an toàn như sau:
- Được làm từ vật liệu cứng, bền và có màu sáng, không bị bong tróc.
- Nhẵn và không có vết nứt để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình.
- Dễ dàng trong việc khử trùng, vệ sinh nhà máy .
- Hệ thống thoát nước nền có số lượng, vị trí thích hợp.
Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió
Cửa nhà máy chế biến cũng cần phải đáp ứng những tiêu chí sau:
- Các mối ghép phải kín ở cửa nơi chế biến sản phẩm sạch và bao gói không được mở ra ngoài.
- Dùng lưới chắn côn trùng ở cửa sổ và lỗ thông gió, để đảm bảo vệ sinh, nhà máy chế biến thủy sản không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây hại.
- Cửa ra vào, ô cửa mở ra ngoài, màn chắn phải làm bằng nhựa trong, dễ vệ sinh, màn khí thổi và tự động.

Một số hình ảnh dự án BTACO đã thực hiện
Quy trình xây dựng nhà máy chế biến bảo quản thủy sản
- Bước 1: Tư vấn nhà máy chế biến bảo quản thủy sản, tìm ra giải pháp tốt nhất cho phòng sạch trước khi xây dựng nhà máy thực phẩm. Đảm bảo đáp ứng được và đủ các yêu cầu trong bảo quản thủy sản, nhằm đạt được hiệu quả mong muốn một cách tối ưu nhất.
- Bước 2: Thiết kế nhà máy thực phẩm theo với mong muốn của doanh nghiệp để bảo quản thủy sản phù hợp với phương án đã nêu và tình hình thực tế của doanh nghiệp.
- Bước 3: Thi công nhà máy chế biến bảo quản thủy sản, sử dụng vật liệu có độ cứng, bền để xây dựng nhà máy cho các tiêu chí đã nêu nêu trên. Dựa vào bản thiết kế nhà máy, trang bị cho nhà máy các thiết bị chế biến đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn trước đó. Đặc biệt, đây là bước quan trọng nhất để nhà máy của doanh nghiệp nhận được chứng chỉ, từ đó độ uy tín của bạn sẽ tăng lên cùng với sự phát triển vượt bậc.
Quy trình xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Một số lưu ý khi thi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản
- Nhà máy chế biến phải được thi công, xây dựng ở vị trí phù hợp, để cơ sở chế biến không bị ảnh hưởng các tác động gây nhiễm bẩn từ môi trường xung quanh.
- Không để cho nhà máy bị tác động bởi các yếu tố môi trường, cần có biện pháp khắc phục tránh làm ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
- Nguồn nước phải đảm bảo đủ cho các hoạt động của nhà máy chế biến thủy sản.
- Nguồn điện luôn hoạt động ổn định, không bị gián đoạn, đảm bảo phục vụ cho các hoạt động chế biến của nhà máy..
- Lựa chọn địa điểm xây dựng để thuận tiện về giao thông, vận chuyển nguyên liệu tối ưu được chi phí.
- Phải đảm bảo được các tiêu chuẩn áp dụng về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc thiết kế nhà máy chế biến thủy sản

Công thức tính toán thiết kế hệ thống nhà máy xử lý nước thải, nhà máy chế biến thủy sản
Trong bài này, BTACO trình bày công thức tính toán các thông số thiết kế hệ thống xử lý bằng phương pháp vi sinh bùn hoạt tính đem lại hiệu suất xử lý cao.
Công thức tính toán như sau: V= (Q*So)/ (So*F/M)
Trong đó:
- V: Thể tích aerotank (m3).
- Q: Lưu lượng nước thải (m3/ngày đêm)
- S0: Lượng bod5 trong nước thải đầu vào (mg/l).
- Sb: Hàm lượng bùn hoạt tính trong bể aerotank, mg/l (kg/m3), trong quá trình hoạt động của bể, chỉ số này cần duy trì ở mức 3-6 kg/m3
- F/M: Tỷ lệ giữa khối lượng vi sinh và lưu lượng nước thả trong bể aerotank. Chọn tỷ lệ F/M tùy theo yêu cầu của lượng nước thải đầu ra.
-
Tính toán thiết kế hệ thống nhà máy xử lý nước thải
Thống kê các hạng mục công trình cần có khi thiết kế nhà máy chế biến thuỷ sản
Các hạng mục công trình cần có khi thiết kế nhà máy chế biến thủy sản bao gồm: phân xưởng xử lý dầu rán, bãi chứa xỉ, gara ô tô, phòng bảo vệ, trạm biến áp, nhà vệ sinh, nhà hành chính, nhà giới thiệu sản phẩm, bãi chứa, lán xe… Dưới đây là bảng thống kê các hạng mục công trình:
STT | TÊN CÔNG TRÌNH | KÍCH THƯỚC (m) | DIỆN TÍCH |
1 | Lán xe | 10*10*36 | 100 |
2 | Nhà vệ sinh | 18*6*3 | 108 |
3 | Phòng thay đồ | 12*6*3.6 | 72 |
4 | Phòng bảo vệ | 4*4*3.6 | 16 |
5 | Nhà giới thiệu sản phẩm | 9*6*3.6 | 54 |
6 | Nhà hành chính | 3*9*10.8 | 270 |
7 | Nhà ăn | 24*12*4.8 | 288 |
8 | Nhà nghỉ | 28*10*4.8 | 280 |
9 | Phòng xử lý dầu | 9*9*7.2 | 81 |
10
|
Kho lạnh | 24*12*8 | 288 |
11 | Phân xưởng sản xuất chính | 66*18*8203 | 1188 |
12 | Kho thành phẩm | 12*12*4.8 | 144
|
13 | Kho hộp sắt và bao bì | 24*9*4.8 | 216 |
14 | Kho nguyên liệu phụ | 24*12*4.8 | 288 |
15 | Phòng KCS | 12*8*4.5 | 96 |
16 | Bãi rác | 12*12 | 144 |
17 | Bãi xỉ | 12*12 | 144 |
18 | Bãi chứa than | 12*12 | 144 |
19 | Phân xưởng nồi hơi | 12*9*7.2 | 108 |
20 | Trạm xử lý nước thải | 6*6*4.2 | 36 |
21 | Bể nước ngầm | 9*6*4 | 54 |
22 | Trạm bơm | 4*4*3.6 | 16 |
23 | Tháp nước | 4*4*15 | 16 |
24 | Phòng hóa chất, thiết bị | 8*6*4.5 | 48 |
25 | Gara ôtô | 18*9*4.8 | 162 |
26 | Phân xưởng cơ điện | 12*12*4.8 | 144 |
27 | Trạm biến áp | 6*6*4.2 | 36 |
28 | Tổng | 4541 |
BTACO – tổng thầu xây dựng uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công về nhà máy chế biến thủy sản và mỗi dự án đều nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. BTACO hi vọng sẽ đồng hành cùng bạn trong các dự án thiết kế nhà máy chế biến thủy sản nói riêng, và tất cả các dự án khác nói chung. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thiết kế nhà máy chế biến thủy sản, liên hệ ngay với chúng tôi ngay để được giải đáp nhé !

————————————————–
Công ty TNHH Xây Dựng Bảo Tâm
Bảo Đảm Chữ Tín – An Tâm Chất Lượng
Địa chỉ: Số 94, Đường số 14, Khu dân cư Long Thới- Nhơn Đức, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
VPGD: 14.5 Tòa nhà Golden King – Số 15 Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (028) 6684 6633 HOTLINE: 0946 290 884 – 0947 290 884
Email: btaco.construction@gmail.com
Website: https://btaco.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bdctatcl/