Toàn Bộ Công Tác Hoàn Thiện Mặt Nền Bê Tông Đúng Chuẩn

Trong các công đoạn để hoàn thành 1 dự án xây dựng, trong đó công tác hoàn thiện mặt nền bê tông đúng chuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình được bền lâu. Công tác này đảm bảo yêu cầu về độ bám dính của các kết cấu vật liệu, tăng tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng.

Công tác hoàn thiện mặt nền bê tông

Giống như trong các công trình dự án về biện pháp thi công một số sàn đặc trưngbiện pháp thi công bể nước ngầm, yêu cầu xây dựng công tác hoàn thiện mặt nền bê tông cũng có những giai đoạn như sau:

Công tác chuẩn bị

– Quá trình chuẩn bị cốp pha, cốt thép, đổ bê tông và trong lúc đổ bể tông thi công theo phần thi công cốp pha, cốt thép, bê tông dầm sàn

– Chú ý cống tác cốp pha tại vị trí cửa cuốn cần âm so với nền hoàn thiện từ 1-2 cm, taị vị trí cửa thoát hiểm âm 5cm để tránh nước mưa vào nền.

– Vật tư: loại sika, màu sika, số lượng đủ thi công theo định mức thiết kế, tập kết tại khu vực thi công

– Thiết bị: máy xoa nền, máy xoa nền tự hành, bay, bàn chà…

 Công tác thi công

– Thời gian nghỉ chờ bê tông ráo mặt khoảng từ 2h- > 3h khi ta đi được trên mặt không bị lún lớp bê tông mà chỉ lún lớp vữa tầm 3 -> 5mm ( theo thời tiết). Tiến hành dùng máy xoa đều 1 lượt trên bề mặt bê tông rồi rải sika

– Sikafloor Chapdur nên được rải bằng tay thành hai lớp. Khoảng 2/3 lượng vật liệu được dùng cho lớp thứ nhất và phần còn lại cho lớp thứ hai.

– Lưu ý: Thời điểm rải sika lớp thứ nhất lên mặt bê tông có thể sớm hơn là lúc mặt vữa bê tông chưa liên kết vẫn còn ẩm ướt. Mục đích là để lớp vữa trên bề mặt có thể hòa hợp trộn đều với chất làm cứng mặt để liên kết tạo bề mặt chắc chắn hơn.

– Rải lớp thứ nhất,chia khu vực sàn thành từng ô nhỏ sao cho thuận tiên, đánh dấu những ô đó rồi sắp xếp đủ vật liệu ở mỗi ô dựa vào hàm lượng sử dụng.

– Sau khi lớp thứ nhất sậm màu lại do hút ẩm từ nền bê-tông tiến hành dùng máy xoa phá mặt bê tông với tốc độ từ thấp đến cao cho đến khi được một mặt phẳng đều lại và vừa đủ để đem độ ẩm lên trên bề mặt để mở mặt ở lớp thứ nhất. Chú ý rải trước ở khu vực gần cửa, gần tường, cột,… vì ở những khu vực này, bêtông sẽ khô nhanh hơn.

– Ngay sau khi xoa xong lớp thứ nhất, rải ngay lớp thứ hai lên bề mặt đang ẩm. Rải bù thêm vào những khu vực mà lớp thứ nhất còn thiếu. Ngay khi lớp thứ hai sậm màu lại do hút ẩm thì xoa ngay bề mặt bằng máy xoa

– Xoa nền hardener đối với bề mặt cần hoàn thiện bóng láng nên xoa máy đơn từ 3-4 lần tùy vào độ đóng rắn của bê-tông. Khi bê-tông se mặt rồi xoa thêm bằng máy xoa tự hành ( máy đôi) với lưỡi xoa nằm ngang đến khi bê-tông thật se mặt rồi xoa thêm bằng máy đơn với lưỡi xoa hơi nghiêng, nhưng không được nghiêng quá vì sẽ tạo vết trên bề mặt hoặc làm bề mặt bị phồng rộp. Nếu có hiện tượng này xảy ra thì phải hạ lưỡi xoa xuống.

– Nếu sử dụng sản phẩm có màu nhạt thì nên thay lưỡi xoa loại thép không rỉ khi xoa từ lớp thứ hai trở đi.

– Hoàn thiện nền trong góc, cạnh cửa, các lỗ tổ ong hoặc dấu bàn xoa bằng bàn chà thép

– Lưu ý:

  • Đánh bóng bề mặt chỉ áp dụng cho sản phẩm màu xám tự nhiên. Không áp dụng cho sản phẩm có màu.
  • Trong điều kiện thời tiết nóng, khô và gió mạnh thì nên hoàn thiện thật nhanh rồi bảo dưỡng ngay để tránh hiện tượng khô mặt nhanh

    công tác hoàn thiện mặt nền bê tông
    Công tác hoàn thiện mặt nền bê tông đóng vai trò quan trọng trong xây dựng

Bảo dưỡng

  • Sau khi mặt nền đã được xoa bóng phải che phủ nylon hoặc bạt trắng trong không màu.
  • Dùng vòi nước hoa sen tưới đều trên toàn bộ mặt nền trong thời gian bảo dưỡng 3-4 ngày.
  • Hạn chế công nhân đi lại và làm việc trong khu vực khi hoàn thiện mặt nền thi công đã được xoa.
  • Hai ngày sau cắt joint nền ( độ sâu 2-> 3cm) chia ô theo thiết kế.

Vệ sinh

  • Rửa sạch dụng cụ và các thiết bị bằng nước trước khi vật liệu đông kết.

Chú ý: sản phẩm không độc nhưng có tính kiềm giống như xi-măng mà có thể gây loét da hoặc dị ứng khi tiếp xúc. Vì vậy, khi thi công phải tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn về sức khoẻ như đeo găng tay, mặt nạ. Sau khi làm việc phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ

– CHÚ Ý:

  • Có biện pháp ngăn bụi khi rải sika
  • Che chắn các cấu kiện đã hoàn thiện tránh khi rải sika bị bám lên bề mặt đã hoàn thiện
  • Rải sika có thể dùng rổ(giá) để sika được đều hơn
  • Cần kiểm tra kỹ khu vực góc tường, chân cột, độ dốc của cửa
  • Cần kiểm tra máy xoa nền, các lưỡi xoa không bị quá mòn, răng cưa trong quá trình xoa liên tục kiểm tra nền đã xoa để điều chỉnh máy xoa nếu có hiện tượng nền bị xước, bong rộp
  • Cần bố trí cán bộ kỹ thuật kiểm tra xuyên suốt đến khi kết thúc quá trình xoa nền
  • Cần chú ý thời tiết, nhân lực khi xoa nền để tránh tình trạng xoa nền không kịp để nền bị cháy, rải thiếu sika theo định mức
  • Định mức nhân công xoa nền ( sàn có diện tích từ 1000-1500m2 ):
  • Đội cào, cán nền: 7 người
  • Đội xoa nền: 3 người
  • Rải bột tăng cứng: 2 người

Các lỗi thường gặp khi xoa mặt nền hoàn thiện

– Nền xoa bị xước, chầy do máy xoa ( cần kiểm tra liên tục trong quá trình xoa và chỉnh máy xoa)

– Nền bị lỗ, bọt khí, lỗ rộp ( cần kiểm tra ngay khi đang xoa nền và lấy bột vữa sika đang đánh trên nền để trám lỗ)

Công tác xoa nền, đánh bóng nền bê tông không phủ hadener

 Công tác chuẩn bị

– Qúa trình chuẩn bị cốp pha, cốt thép, đổ bê tông và trong lúc đổ bể tông thi công theo phần Thi công cốp pha, cốt thép, bê tông dầm sàn

– Chú ý cống tác cốp pha tại vị trí cửa cuốn cần âm so với nền hoàn thiện từ 1-2 cm, taị vị trí cửa thoát hiểm âm 5cm để tránh nước mưa vào nền.

– Thiết bị: máy xoa nền, máy xoa nền tự hành, bay, bàn chà…

Công tác thi công hoàn thiện mặt nền

– Các bước thi công giống như thi công nền hadener nhưng không thi công bước phủ sika bề mặt bê tông

Bước 1: Chờ mặt bê tông se khô ( khô hơn nền có phủ hadener)

Bước 2: Dùng máy xoa đơn xoa 3-4 lần ròi dùng máy xoa đôi xoa cho đến khi bê mặt bê tông thật khô

Bước 3: Dùng máy đơn có lưỡi xoa xiên để đánh bóng bề mặt

Bước 4: Sửa sữa lỗ mọt, mặt bê tông trong góc bằng bàn chà tay

Bước 5: Bảo dưỡng bê tông ngay sau khi xoa xong Bước 6: Sau 2-3 ngày tiến hành cắt ron nền

công tác hoàn thiện mặt nền bê tông
Công tác xoa nền, đánh bóng nền bê tông không phủ hadener

Công tác xoa nền, đánh bóng, lăn gai nền

Công tác chuẩn bị

– Qúa trình chuẩn bị cốp pha, cốt thép, đổ bê tông và trong lúc đổ bể tông thi công theo phần Thi công cốp pha, cốt thép, bê tông dầm sàn

– Chú ý cống tác cốp pha tại vị trí cửa cuốn cần âm so với nền hoàn thiện từ 1-2 cm, taị vị trí cửa thoát hiểm âm 5cm để tránh nước mưa vào nền.

– Thiết bị: máy xoa nền, máy xoa nền tự hành, bay, lăn gai, bàn chà…

Công tác thi công

– Các bước thi công giống như thi công nền hadener nhưng không thi công bước phủ sika bề mặt bê tông, thi công lăn gai nền

Bước 1: Chờ mặt bê tông se khô ( khô hơn nền có phủ hadener)

Bước 2: Dùng máy xoa đơn xoa 3-4 lần cho đến khi mặt bê tông láng và se mặt (chú ý: bề mặt không được quá khô để tiến hành bước lăn gai)

Bước 3: Dùng lăn gai tiến hành lăn đều trên bề mặt bê tông ( lăn 1 lượt, đều) (chiều sâu gai từ 3-5 mm)

Bước 4: Bảo dưỡng bê tông ngay sau khi lăn gai xong ( tùy vào thời tiết và bê tông khô mà tiến hành bảo dưỡng)

Bước 5: Sau 2-3 ngày tiến hành cắt ron nền Rulo gai lăn nền

Các lỗi thường gặp khi xoa nền hoàn thiện

– Gai lăn không đều

– Không có gai trên bề mặt bê tông hoặc gai rất nông

– Bề mặt bê tông chưa xoa láng đã lăn gai dẫn đến bề mặt hoàn thiện xấu

– Hướng lăn phải theo phương vuông góc với bề mặt nền ( đường)

– Chú ý kiểm tra rulo gai lăn có chiều sâu gai phù hợp ( chiều sâu gai từ 2-3mm)

công tác hoàn thiện mặt nền bê tông
Tiến hành công tác hoàn thiện mặt nền bê tông bằng quá trình xoa nền, đánh bóng và lăn gai nền

THI CÔNG NỀN ĐÁ MÀI

 Công tác chuẩn bị

– Chuẩn bị bản vẽ shop đã được duyệt.

– Mẫu được duyệt.

– Tập kết vật tư (xi măng, đá, ron, lưới thủy tinh, chất tăng cứng …). Tất cả vật tư tập kết gần vị trí thi công. Xi măng cần đặt nơi khô ráo, che chắn để không có nước mưa tạc vào.

– Tiến hành nghiệm thu vật tư đầu vào với chủ đầu tư và tư vấn giám sát.

– Bảo hộ công nhân.

– Máy mài điện 3 pha, máy mài bóng, máy mài tay, máy trộn, máy tời …

– Máy thủy bình, thướt hồ, thướt, thướt góc, dây nhợ, bậc mực …

Công tác thi công nền đá mài

– Vệ sinh , kiểm tra mặt sàn:

  • Vệ sinh bề mặt sàn sạch sẽ, đầy đủ điện, nước thi công trên nền.
  • Kiểm tra cao độ mặt nền, Lấy code nền. Chú ý độ dốc thoát nước của sảnh, ban công, nhà vệ sinh …

– Lắp đặt ron và lưới chống nứt:

  • Căn cứ vào bản vẽ shop ta bậc mực chia lưới ron dưới nền.
  • Lắp đặt ron theo mực, dùng máy thủy bình xác định cao độ đỉnh ron. Cố định ron bằng cách lắp xi măng vào chân ron.

– Khi ron đã cố định chắc, tiến hành rải sợi thủy tinh hoặc lưới thép trên toàn bộ phần diện tích chuẩn bị đổ bê tông (nếu có).

Đổ bê tông đá mài nền và mài nền

– Tưới nước làm ẩm nền và quét lớp hồ dầu liên kết lên bề mặt nền.

– Trộn hỗn hợp đá và xi măng bằng máy trộn (thường theo tỷ lệ đá/xi măng: 2/1). Trải hỗn hợp đá xi măng lên bề mặt nền, dùng thướt nhôm cán phẳng và dùng bàn chà để xoa cho lớp trên được bằng phẳng.

– Chú ý: Sau khi bề mặt khô cần tưới nước giữ ẩm, bảo dưỡng thường xuyên ( 2 -> 3 ngày)

– Mài bề mặt nền và đánh bóng mặt nền:

  • Sau 5 -> 7 ngày thi công nền đá mài bề mặt đã khô cứng, tiến hành mài bề mặt, bằng máy mài chuyên dụng (Vị trí giáp cạnh tường, dùng máy mài tay). Với các đĩa mài theo thứ tự thích hợp:
  • Sử dụng máy mài đĩa, mài lộ đá bằng đĩa mài hợp kim, loại đầu số theo thứ tự lần lược #30, #60, # 120. Sau đó xử lý lại bề mặt nền ( những vị trí bị mất đá, ron bị lệch, rổ, …)
  • Mài bóng bằng các đĩa mài # 200, #400, #800, # 1500, # 3000.
  • Có thể phun chất tăng cứng nếu cần tăng độ cứng nền.
  • Đánh bóng nền đá mài bằng hóa chất đánh bóng kết hợp với pad đỏ và máy đánh bóng nặng (500 -> 700kg). Lưu ý máy phải đủ độ nặng để ép hóa chất phủ bóng và tăng cứng thấm sâu vào bề mặt vật liệu đá, để đạt được độ bóng mong muốn.
  • Đánh bóng nền bằng pad trắng để tăng độ bóng và thử độ bóng nền bằng máy thử độ bóng.

 Chú ý khi thi công nền đá mài

– Bố trí vị trí thu gom nước bột xi măng và đổ bột xi măng khi mài.

– Che chắn các vị trí khi mài nước chảy xuống làm hư thiết bị đã lắp trước ( cầu thang máy, lổ thông tầng …)

– Trong quá trình thi công (đối với nền màu sáng) tuyệt đối không được xả ra nền những loại rác có màu đậm (cafe, thuốc lá, sắt han rỉ …). Nó thấm vào nền không khắc phục được.

– Đối với cầu thang cần ghém tô cấp, bậc. Trước khi tô đá mài (thường độ dày tô đá mài cầu thang 15mm). Sử dụng máy mài tay để mài.

– Hạn chế làm nền đá mài trên sàn deck (cột,dầm thép)

– Hạn chế sử dụng ron nhôm.

– Trước khi đánh bóng nền các công tác xây dựng khác và ME đã hoàn thành, đánh bóng nền xong bàn giao công trình.

– Trước khi thi công yêu cầu thầu phụ cung cấp, cấp phối thi công. Định mức sử dụng hóa chất để đạt độ bóng và độ cứng yêu cầu.

– Chú ý kiểm tra cấp phối khi đổ bê tông đá mài. Nhất là lượng nước.

– Căn dây cảnh báo, hạn chế đi vào khu vực đã mài chưa phủ bóng.

– Nếu bị nứt, bể. Sử dụng keo dán đá xử lý. (có thể sử dụng keo dán sắt để sử lý vết nứt).

– Chú ý khoản cách chia ron < 2m.

– Làm rom co giãn ( khoảng 20 m 1 ron ).

Thi công màn đá mài với tính năng chống thấm, tăng tính thẩm mỹ trong công tác hoàn thiện mặt nền bê tông

MÀI NỀN VÀ PHỦ LIQUIT HARDENNER

– Mài nền phủ Liquit Handenner có tác dụng giúp bề mặt bê tông chắc hơn, rắn hơn, bóng hơn và đẹp hơn.

– Giúp làm chắc và cứng mặt sàn bê tông, giúp tăng cường độ cứng cho mặt sàn bê tông tới 30% so với các bề mặt mà không dùng Liquid Hardener.

– Giúp làm kín khít bề mặt sàn bê tông nên từ đó làm tăng hiệu quả chống thấm nước, chống thấm hóa chất lẫn dầu nhớt.

– Giúp làm bóng mặt sàn bê tông, thậm chí đạt tới độ bóng láng một cách tự nhiên, càng lau chùi thì bề mặt bê tông càng trở nên bóng láng hơn.

– Chống bụi bẩn, trách phát sinh bụi bám bề mặt, từ đó giúp tránh bụi bặm gây hư hại cho máy móc và hàng hóa, làm giảm tổn phí bảo trì.

– Giúp tránh được sự xuất hiện các vết rạn, vết bánh xe trên mặt sàn bê tông. Thậm chí còn có thể dễ dàng tẩy xóa vết hằn đó một cách nhanh chóng.

– Giúp ngăn ngừa phát sinh nấm mốc và các vi khuẩn ăn mòn, ngăn không cho bê tông bị chuyển hóa biến đổi thành màu vàng theo dấu vết thời gian,

– Khả năng chống chịu các tác động nặng đè lên bề mặt sàn rất cao.

– Làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình, không sợ phai màu theo thời gian.

– An toàn, không gây độc hại, thân thiện với môi trường sống.

– Rất dễ khi vệ sinh, bảo trì cũng như bảo dưỡng.

Công tác chuẩn bị

– Thầu phụ thi công uy tín chuyên nghiệp mài nền phủ liquid.

– Dọn dẹp khu vực thi công để không vướng vật tư, thông báo các nhà thầu liên quan.

– Có vị trí để đổ xà bần, bụi bẩn khi mài nền.

– Che bạt ngăn cách khu vực thi công.

– Chuẩn bị nguồn điện 3 pha ( máy mài sửa dụng điện 3 pha).

– Chuẩn bị dây điện đèn chiếu sáng (khi phải thi công vào ban đêm).

– Chuẩn bị nguồn nước sạch.

– Tất cả chân tường nhà xưởng được che bạt tránh nước bẩn dính vào.

– Công nhân được trang bị đồ bảo hộ và mặt nạ chống độc.

Các bước tiến hành thi công

Mài nền sàn bê tông có nhiều cấp độ:

– Độ lộ đá:

  • Sàn nguyên thủy: không lộ đá.
  • Lộ cát: Quá trình mài chỉ bóc một lớp rất mỏng từ 1-3 mm
  • Lộ đá mi: Mài sàn lộ ra lớp đá mi và sỏi bê tông khoảng 4-8 mm.
  • Lộ đá hoàn toàn: Lộ cốt liệu đầy đủ sâu khoảng 9-15 mm.

– Độ bóng sàn:

  • Cấp 1: Mài phẳng sàn, với độ bóng đo được <= 20
  • Cấp 2: Nền bóng nhẹ, với độ bóng 20-35.
  • Cấp 3: Độ bóng sàn đo được cỡ 35-50.
  • Cấp 4: Nền bê tông láng bóng như gương, tương ứng. Độ bóng đo được >= 70
  • ( đo độ bóng, độ cứng bằng máy chuyên dụng)

– Loại bỏ lớp phủ hiện tại.

  • Nền bê tông sau khi đổ được 21-28 ngày tốt nhất là 28 ngày thì ta có thể tiến hành mài nền đối với nền M250, còn M300 thì chỉ cần 21 ngày (khuyến cáo của đơn vị sản suất phụ gia chất tăng cứng).
  • Căn cứ vào lớp mặt hiện tại để sửa dụng thiết bị máy mài cho hợp lý.
  • Lắp đĩa kim loại 20# vào máy mài rồi tiến hành mài lộ đá. Vệ sinh sạch sẽ bằng máy hút bụi.
  • Thay đĩa kim loại 30#, tiếp tục mài lộ đá và làm phẳng bề mặt sàn. Vệ sinh sạch sẽ bằng máy hút bụi.
  • Thay đĩa kim loại 60#, tiếp tục mài lộ đá đồng thời xóa các vết xước của sàn.

– Sửa chữa các lỗi trên bền mặt sàn.

  • Vết nứt, vết ổ ong, vết thủng do vật rơi xuống.. ( Sản phẩm DECOGROUT có khả năng sửa chữa vết nứt 1mm-5mm) Nếu lớn hơn thì sử dụng sản phẩm DECOFIX.
  • Dùng keo TEENIAX.

– Tạo độ phẳng cho sàn (sử dụng máy để mài tạo độ phẳng)

  • Vệ sinh sạch sẽ và bắt đầu đánh bóng sàn bằng đầu phíp nhựa số 50#.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau đó mài khô bằng đầu phíp nhựa số 100#.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau đó mài khô bằng đầu phíp nhựa số 200#.

– Tạo độ cứng:

  • Ta hút bụi, vệ sinh sạch sẽ nền nhà xưởng phủ một lớp hóa chất tạo cứng bề mặt bê tông, mình sẽ phủ 1-2 lớp tùy thuộc vào độ cứng của nền. (Định mức thông thường thì tuỳ độ cứng của sàn mình. Cho sàn M250 trở lên thì định mức tầm 12-18m2/kg). ( sản phẩm DECOSIL).

– Làm nhẵn bề mặt.

  • Ta phải chờ khoảng 24h để hóa chất tăng cứng thẩm thấu xuống hết nền bê tông, sau đó dùng máy đánh bóng kết hợp với nước sạch để loại bỏ lớp hóa chất còn sót lại đồng thời làm nhẵn bề mặt.
  • Vệ sinh sơ lược lại sau đó đánh bóng tốc độ cao bằng đầu số 200#.
  • Vệ sinh sơ lược lại sau đó đánh bóng tốc độ cao bằng đầu số 400#.
  • Vệ sinh sơ lược lại sau đó đánh bóng tốc độ cao bằng đầu số 800#.
  • Vệ sinh sơ lược lại sau đó đánh bóng tốc độ cao bằng đầu số 1500#.

– Đánh bóng sàn.

  • Tiến hành vệ sinh sạch sẽ chờ sàn khô, tiến hành sử dụng máy làm bóng nền theo yêu cầu.
  • Tiến hành đánh bóng bằng máy đánh Pad(nỉ) có tốc độ 1500 vòng/ phút.

– Một số lưu ý:

  • Vết lỗ rỗ ổ ong cần được sử lý trước khi phủ tăng cứng.
  • Mài lỗ đá cần kiểm tra kỹ vị trí góc tường góc cột vì vị trí đó mài bằng máy cầm tay.
  • Kiểm tra lại toàn bộ nền trước khi phủ tăng cứng nền.
  • Kiểm tra độ đồng đều của nền bằng mắt thường.
  • Nên mài nước cho bề mặt đẹp hơn.
  • Tránh nước vào và đọng lại khi mình đã phủ lớp tang cứng ( nếu nước vào cần phải lau khô tránh nền bị ố 2 màu).

THI CÔNG NỀN SƠN EPOXY

Sơn EPOXY nền bê tông có tác dụng gì:

– Chống mài mòn và hao hụt: Việc kéo sản phẩm trên các loại xe di chuyển cần một bề mặt không bị mài mòn để sử dụng lâu dài mà không bị tổn thất.

– Ma sát tốt: Cần một bề mặt có ma sát tốt giúp cho việc vận chuyển dễ dàng và sơn phủ epoxy làm được điều đó.

– Chống trơn trượt: Trong các nhà xưởng có thể có nước và việc di chuyển trên một bề mặt không bị trơn trượt sẽ mang lại hiệu quả công việc cao.

– Chống bám bụi bẩn: Những môi trường có nhiều bụi khiến cho việc lau dọn lau chùi gặp khó khăn bề mặt của epoxy không bám bụi bẩn giúp cho việc lau chùi được dễ dàng

– Tẩy rửa dễ dàng mà không bay màu: Cấu tạo của sơn rất đặc biệt giúp cho màu sắc không bị thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.

– Độ bám dính: Có thể bám tốt lên tất cả các vật liệu đó trong khoảng thời gian dài. Nhất là bê tông, đá, gạch, kính sơn đều có thể bám dính tốt để sơn.

– Chịu nước không cho nước đi qua, chịu sự phá hủy của nước biển, nước mặn.

– Chịu được sự phá hủy của dung môi và hoá chất.

– Thông thường thi công nền có 2 dạng:

  • Thi công nền EPOXY hệ lăn
  • Thi công nền EPOXY tự phẳng ( tự cân bằng)

THI CÔNG SƠN EPOXY HỆ LĂN

– Công tác chuẩn bị:

  • Nền bê tông đổ sau 28 ngày mới được thi công để đảm bảo cường độ.
  • Nền mác tối thiểu là M250 trở lên.
  • Đơn vị thi công nền EPOXY uy tín, chuyên nghiệp.
  • Kiểm tra độ ẩm nền. Sàn bê tông đạt điều kiện để thi công sơn epoxy là độ ẩm bê tông phải dưới 5% (xác định bằng máy đo độ ẩm). Thông thường thời gian để sàn bê tông bình thường (bê tông không phụ gia) khô đạt điều kiện để thi công sơn epoxy (độ ẩm dưới 5%) là 28 ngày tính từ ngày đổ sàn. (Máy đo độ ẩm EM4806)
  • Che bạt ngăn cách khu vực thi công.
  • Nếu thi công vào trời tối phải có đủ đèn chiếu sáng
  • Vật tư được nghiệm thu và được che phủ cẩn thận.
  • Bố trí khu vực đổ xà bần, bụi khi mài nền.
  • Khi thi công cần che chắn ngăn không cho nước mưa tạt vào.

– Tiến hành thi công:

  • Che bạt, chuẩn bị mặt bằng
  • Để việc thi công không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến các khu vực làm việc lân cận cần che chắn khu vực làm việc bằng bạt nhựa. Do quá trình thi công tạo ra rất nhiều bụi mịn và tiếng ồn
  • Xử lý bề mặt, mài nền tạo nhám, hút bụi.
  • Sử dụng máy mài sàn bê tông chuyên dụng để giúp việc thi công sơn Epoxy được thuận tiện hơn. Sau đó dùng máy hút bụi để làm sạch bề mặt. Quá trình mài nền bê tông cần được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ để hỗ trợ quy trình sơn ở giai đoạn sau được bám dính tốt hơn.
  • Vệ sinh và xử lý các vấn đề còn lại trên nền bê tông.
  • Sau khi hút sạch bụi bẩn trên sàn, tiếp đến cần xử lý các vị trí khiếm khuyết lồi lõm ở bề mặt bằng cách sử dụng máy mài chuyên dụng. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ mài phẳng toàn bộ các vị trí không đẹp, sau đó tiến hành trám trét các vết nứt lớn bằng bột trét chuyên dụng. Sản phẩm DECOGROUT có khả năng sửa chữa vết nứt 1mm-5mm. Nếu lớn hơn thì sử dụng sản phẩm DECOFIX. Sau đó tiến hành đo độ ẩm bằng máy đo chuyên dụng. (Máy đo độ ẩm EM4806)
  • Thi công lớp sơn lót.
  • Đây là lớp sơn không thể thiếu trong quá trình thi công sơn sàn Epoxy. Bởi vì lớp sơn lót này có khả năng tạo độ kết dính. Tăng cường khả năng kết dính của lớp sơn phủ và sàn bê tông. Ngoài ra lớp sơn lót này còn có khả ngăn ngừa hóa chất, nước thẩm thấu xuống sàn bê tông, xi măng.
  • Nghiệm thu công tác sơn lót. Kiểm tra bằng mắt thường là phủ toàn bộ bề mặt.
  • Kiểm tra trám trét toàn bộ bề mặt bị lỗi trước khi lăn lớp phủ.
  • Tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy.
  • Thông thường cần 6-7h ta mới tiến hành sơn lớp phủ.Với lớp sơn Epoxy đầu tiên cần dùng một chiếc rulo lăn, lăn đều tay toàn bộ khu vực cần sơn. Sau khi sơn lớp sơn Epoxy thứ nhất cần chờ cho lớp sơn khô, mới được sơn lớp tiếp theo. 
  • Sau khi lăn lớp một cần kiểm tra lại toàn bộ nếu có lỗi cần phải bù lỗi trước khi lên lớp hai.
  • Thời gian khô (23oC): 4 giờ khô mặt mới tiến hành sơn lớp thứ 2
  • Với lớp sơn hoàn thiện cuối cùng, có thể đi lại sau 24 – 48h. Sau 72h xe cộ có thể đi lại được. Tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư mà ta phải sơn thêm 2 hay 3 lớp nữa để đạt độ dày theo yêu cầu. Để đo độ dày của lớp nền ta dùng máy đo chuyên dụng HUATEC (chỉ số quy đổi 1µm=0.001mm).

– Một số lưu ý:

  • Độ phủ lý thuyết: 7 – 9 m2/kg/lớp 40µm
  • Chú ý trộn đúng theo tỉ lệ nhà sản xuất đề ra.
  • Một số loại sơn EPOXY đáng tin dùng: Ranibow ( Đài Loan), KCC ( Hàn Quốc)
  • Khuyến cáo nên thi công cuối cùng

THI CÔNG SƠN HỆ TỰ PHẲNG

– Tiến hành thi công:

  • Mài xử lý tạo nhám và chân bám cho sàn bê tông. Mài sàn kết hợp với máy hút bụi đồng thời tạo nhám và chân bám cho sàn bê tông giúp liên kết tốt với lớp sơn epoxy
  • Hút bụi vệ sinh sạch bề mặt sàn. Vệ sinh khô bề mặt sàn bê tông bằng máy hút bụi công nghiệp. Giúp loại bỏ bụi bẩn trước khi thi công sơn epoxy tự san phẳng.
  • Thi công lớp sơn lót epoxy tự san phẳng. Thi công lớp sơn lót tạo liên kết trung gian kết nối giữa sàn bê tông và lớp sơn nền phía trên.
  • Thi công sơn phủ epoxy tự san phẳng. Tiến hành đổ sơn EPOXY đã được pha trộn sẵn. Để đảm bảo sơn EPOXY được lấp đầy và hết bọt khí ta dùng cào và rulo để lăn cho hết bọt khí ( cào và rulo sắt chuyên dụng).
  • Thời gian nghiệm thu công trình khoảng từ 3-4 ngày sau khi thi công lớp phủ. Đo độ dày của lớp sơn bằng máy đo chuyên dụng ( 1µm=0.001mm)

– Một số lưu ý:

  • Kiểm tra định mức sơn, thạch anh ( Nhà sản xuất đưa ra)
  • Kiểm tra khối lượng tổng vật tư nhập về.
  • Có biện pháp che chắn hạn chế đi lại.
  • Có biện pháp sửa chữa bị lỗi.

Dùng búa gõ để xác định trí lỗi

Khoang vùng vị trí bị lỗi rồi dùng máy cắt cắt khu vực bị lỗi.

Tạo nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ

Lăn 1 lớp lót ( đợi khô hẳn)

Lăn lớp phủ 1 ( đợi ráo mặt không dính tay)

Lăn lớp phủ 2 thấp hơn bề mặt hoàn thiện 2-3 rồi tiến hành phủ lớp thạch anh bằng bề mặt hoàn thiện

Quét 1 lớp mỏng để tạo giáp mí lớp cũ và lớp mới.

Sau khi hoàn thành cần phải che chắn không đi lại khu vực đã sửa chữa.

công tác hoàn thiện mặt nền bê tông
Công tác hoàn thiện mặt nền bê tông bằng việc thi công sơn hệ tự phẳng

BTACO cung cấp trọn gói các dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công và hoàn thiện công trình xây dựng công nghiệp tại Việt Nam. Cùng kinh nghiệm sau khi hoàn thành hơn 1200 dự án công trình và sở hữu trang thiết bị, máy móc hiện đại kết hợp với sự có mặt của những kỹ sư, nhân viên nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, khách hàng hoàn toàn tin tưởng lựa chọn BTACO cho công trình công tác hoàn thiện mặt nền bê tông của mình.

—————-

Công ty TNHH Xây Dựng Bảo Tâm 

Bảo Đảm Chữ Tín – An Tâm Chất Lượng

Địa chỉ: Số 94, Đường số 14, Khu dân cư Long Thới- Nhơn Đức, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

VPGD: 14.5 Tòa nhà Golden King – Số 15 Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 6684 6633              HOTLINE: 0946 290 884 – 0947 290 884

Email: btaco.construction@gmail.com

Website: http://btaco.vn

Facebook: https://www.facebook.com/bdctatcl/

Phản hồi

Your email address will not be published. Required fields are marked *